• Hướng dẫn
  • Khuyến mại
  • Mua thẻ cào
  • Tin tức
  • Tìm việc
  • Việc làm kiến trúc - nơi sản sinh ra các công trình

    Tên tác giả
    Ada-has.com
    Thời gian đăng
    2019-07-10
    Thời gian trung bình đọc
    10 phút

    Bạn muốn trở thành kiến trúc sư để tạo ra các thiết kế thu hút. Cẩm nang dưới đây sẽ giúp bạn có thêm thông tin về việc làm kiến trúc

    Việc làm kiến trúc hiện nay rất thu hút các bạn trẻ theo đuổi không chỉ là “tiếng” mà cả “miếng” cũng rất đáng để các bạn xem xét. Vậy việc làm kiến trúc là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một vài thông tin dưới đây ngay thôi!

    1. Kiến trúc là gì? Định nghĩa ngành kiến trúc

    Kiến trúc đang là một ngành được công chúng quan tâm nhất hiện nay và số sinh viên theo đuổi ngành kiến trúc đang có chiều hướng gia tăng. Theo một số khảo sát gần đây về cơ hội việc làm ngành kiến trúc hiện nay đang thu hút rất nhiều bạn trẻ tham gia. Vậy còn bạn nào chưa biết kiến trúc là gì, ngành kiến trúc và cơ hội việc làm như thế nào thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay một vài thông tin dưới đây.

    Việc làm kiến trúc

    1.1. Kiến trúc là gì?

    Nhắc đến kiến trúc là nhắc đến việc sắp xếp, thiết kế không gian, cụ thể kiến trúc là một ngành khoa học và nghệ thuật trong lĩnh vực sắp xếp đem đến các công trình kiến trúc phục vụ đời sống con người.

    Nếu đi sâu vào tìm hiểu thì ngành kiến trúc bao gồm tất cả những gì liên quan đến xây dựng và thiết kế. Đồng thời bao gồm quá trình kiểm nghiệm và theo dõi tiến trình xây dựng các hoạt động thi công để đảm bảo kế hoạch được thực hiện đúng thời gian đề xuất.

    >> Tham khảo thêm: Mỗi chúng ta cần biết cách lập kế hoạch cá nhân để sắp xếp công việc cho hợp lý thời gian, có những mục tiêu rõ ràng để phấn đấu.

    1.2. Định nghĩa ngành kiến trúc

    Ngành kiến trúc là nơi đào tạo ra các kiến trúc sư phục vụ cho quá trình thiết kế công trình trong xã hội. Chính các kiến trúc sư là người biến các nhu cầu, mong muốn của con người về nơi làm việc và nơi ở thành các một bản thiết kế hoàn hảo và dựa vào bản thiết kế đó mà những người thợ xây sẽ thực hiện bản thiết kế đó thành công trình cụ thể cho con người sử dụng.

    Những con người theo học ngành kiến trúc không chỉ tự mình thiết kế các công trình mới lạ và độc đáo. Họ còn là những người tham gia thu hoạch đô thị và thiết kế đô thị, thiết kế nội thất, thiết kế đồ họa. Có thể nói rằng, hầu hết mọi thứ trong đời sống liên quan đến thiết kế đều cần đến sự can thiệp của kiến trúc sư.

    2. Người theo học ngành kiến trúc cần lưu ý gì?

    Những lưu ý trong ngành kiến trúc

    Việc làm ngành kiến trúc ngày nay đang thu hút rất nhiều các bạn trẻ đam mê tham gia bởi đây là ngành khá thú vị, bạn có thể thỏa sức sáng tạo các ý tưởng của mình và có hi vọng nó sẽ trở thành một công trình mà mọi người ngưỡng mộ. Đây là đích đến của một kiến trúc sư. Bạn muốn trở thành một kiến trúc sư hãy nhớ rằng:

    + Vẽ giỏi thôi là chưa đủ: Thực tế cho thấy nếu bạn làm về kiến trúc thì việc việc quan sát và biến tấu các hình khối mà bạn thu thập được thành của mình là vô cùng cần thiết. Bạn phải là một người am hiểu về hội họa và có một đôi tay điêu luyện để tạo ra các tác phẩm hoàn hảo mang đạm dấu ấn của bản thân.

    Để biến các ý tưởng về kiến trúc thành các công trình cụ thể thì bạn phải có kiến thức về các ngành toán học, vật lý và khoa học. Bởi các công trình muốn thực hiện được phải dựa trên các thông số kỹ thuật của công trình và thấy được khả năng thực hiện các công trình đó tại vị trí mà bạn sẽ thực hiện công trình;

    + Rèn luyện mỗi ngày: Kiến trúc không đơn thuần là việc bạn sẽ thể hiện các tác phẩm trên trang giấy mà muốn có được công trình của bản thân bạn phải thường xuyên luyện tập trau dồi khả năng tay nghề của mình. Tinh thần làm việc tốt, ý chí quyết tâm cao là những yếu tố không thể thiếu của một kiến trúc sư.

    + Học thật sự: Để trở thành một kiến trúc sư được công nhận tài năng của bản thân thì bạn không thể chỉ đến lớp cho đủ số buổi học và nhận tấm bằng đại học rồi dễ dàng kiếm dược công việc như ý. Bởi ngành này bạn sẽ lao động và tạo ra sản phẩm bằng các kỹ năng, kiến thức, sự học hỏi và sự kiên trì của bản thân mới có thể kiếm được thu nhập cho mình. Khách hàng không trả tiền cho bạn bằng giá trị tấm bằng mà họ sẽ dựa vào tài năng cũng như nỗ lực mà bạn thể hiện để tạo ra sản phẩm có giá trị. Chính vì thế nếu bạn đang theo học ngành kiến trúc thì hãy tập trung tích lũy kiến thức và học hỏi nhiều hơn nữa;

    + Đừng thi kiến trúc chỉ vì cái tiếng: Rất nhiều bạn trẻ chọn ngành kiến trúc bởi các bạn nghĩ rằng học kiến trúc sẽ nhận được nhiều sự ngưỡng mộ từ gia đình, bạn bè và người thân. Nhưng có lẽ các bạn đã lầm tưởng, họ sẽ không quan trọng bạn học ngành gì và học ở đâu, điều quan trọng họ sẽ công nhận cho bạn là ra trường bạn sẽ làm gì và bạn cống hiến được gì cho xã hội. Vì vậy hãy thực sự học kiến trúc nếu bạn là đam mê nó.

    3. Cơ hội việc làm kiến trúc

    Cơ hội việc làm kiến trúc

    Học ngành kiến trúc sau khi ra trường bạn có thể tham gia làm việc tại các vai trò và vị trí khác nhau: Kiến trúc sư thiết kế, thi công, giám sát công trình thiết kế, quy hoạch xây dựng đô thị,…

    Ngoài các cơ hội việc làm ngành kiến trúc cho các cơ quan đơn vị thì bạn hoàn toàn có thể khởi nghiệp bằng vai trò chủ đầu tư, thiết kế, thi công các công trình kiến trúc.

    Học ngành kiến trúc bạn sẽ trở thành một kiến trúc sư làm các dự án, thiết kế kiến trúc hoặc hợp tác với các kiến trúc sư khác để đưa ra một công trình hợp lý nhất.

    Bạn không chỉ trở thành một kiến trúc sư công trình mà bạn có thể tham gia để trở thành một kiến trúc sư nội thất. Kiến trúc sư nội thất là bạn sẽ thiết kế một không gian đáp ứng yêu cầu công năng và thẩm mỹ. Kiến trúc nội thất là thiết kế kiến trúc xây dựng có tính đến phương án bố trí nội thất và trang trí nội thất có liên quan đến kết cấu trần, tường và sàn.

    Ngành kiến trúc có rất nhiều mảng không chỉ là kiến trúc công trình. Công việc mà bạn tìm thấy sau khi tốt nghiệp ngành kiến trúc vô cùng đa dạng và phổ biến trên nhiều lĩnh vực. Bản mô tả công việc kiến trúc cho bạn thấy chính xác những gì bạn cần làm khi ra trường. 

    4. Việc làm kiến trúc cần kỹ năng gì?

    Để trở thành một kiến trúc sư giỏi bạn cần hoàn thiện 6 kỹ năng cơ bản dưới đây và luôn luôn trau dồi và không ngừng học hỏi.

    4.1. Giao tiếp tốt

    Đây là kỹ năng không chỉ kiến trúc sư cần có mà mọi ngành nghề nào cũng cần thiết bởi đây là một kỹ năng rất quan trọng. Một kiến trúc sư cần biết trình bày tầm nhìn của mình và biết giao tiếp với các bên liên quan đến bản thiết kế của mình. Đặc biệt khi bạn làm việc nhóm thì giao tiếp tốt rất quan trọng để bạn phối hợp với nhau một cách hiệu quả nhất. Mỗi kiến trúc sư phải luôn luôn trau dồi và cải thiện kỹ năng này.

    Kỹ năng cần thiết để làm việc

    4.2. Kiến thức về pháp luật

    Là một kiến trúc sư bạn phải am hiểu về khung pháp lý cho cơ sở hạ tầng và các quy chuẩn xây dựng và Luật xây dựng. Những nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp tới bản thiết kế của bạn. Bởi bạn sẽ không muốn bản vẽ của mình bị thay đổi bởi kiến thức về pháp luật trong quy định của ngành này.

    4.3. Kiến thức toán học

    Nếu muốn bản thiết kế được triển khai thành hiện thực thì việc tính toán chuẩn xác các kích thước là vô cùng quan trọng. Bạn không cần phải quá xuất sắc trong môn toán học này nhưng phải đủ để bạn cho ra các bản thiết kế có khả năng thực thi và khi thi công sẽ không xảy ra rủi ro cho công trình.

    4.4. Kiến thức về kỹ thuật

    Kiến thức về kỹ thuật cũng như toán học bạn vẫn phải có kiến thức trong mặt này bởi so với các thiết kế thì muốn chúng trở thành hiện thức phải khảo sát và xem xét rất nhiều về mặt kỹ thuật. Trong quá trình triển khai thực thi công trình có thể bạn sẽ được góp ý về mặt kỹ thuật của đội nhóm cùng thực hiện nhưng tự bản thân trau dồi các kiến thức cho bản thân và vận dụng nó vào các bản thiết kế chẳng phải vẫn hơn sao.

    >> Bạn đọc có thể quan tâm tham khảo thêm cách viết văn bản báo cáo tiến độ công việc hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng một cách thông minh và khoa học.

    4.5. Kiến thức về mỹ thuật

    Bạn không cần phải vẽ các bức hình thật xuất chúng nhưng muốn trở thành một kiến trúc sư giỏi thì hội họa của bạn vẫn phải đảm bảo ở mức mà bạn có thể sử dụng vào việc thiết kế các công trình của mình. Muốn biết các thiết kế của bạn ra sao thì chính bạn phải là người tổng hợp các nhu cầu của khách hàng và tưởng tượng ra thiết kế đó trong đầu và phác thảo lại.

    4.6. Kỹ năng lãnh đạo

    Là một kiến trúc sư bạn sẽ không chỉ làm việc cá nhân mà còn hoạt động trong đội nhóm để cùng nhau đưa ra ý tưởng tốt nhất cho dự án. Bạn có thể trở thành người dẫn dắt đội nhóm vì vậy bạn rất cần trau dồi và học hỏi thêm kỹ năng này.

    Các kỹ năng của một kiến trúc sư cần được đảm bảo và bạn luôn luôn phải học hỏi và cải thiện các kỹ năng của mình để cải tiến bản thân phù hợp với thời đại đang thay đổi từng ngày.

    Trên đây là một vài thông tin chia sẻ về việc làm kiến trúc, để tìm việc làm kiến trúc sư nhanh nhất, bạn đọc có thể truy cập vào Timviec365.vn nhé!